Về chúng tôi

Bài mới nhất

Tiết kiệm, Trải nghiệm cuộc sống

Cách chia tiền khi đi ăn mà không gây tranh cãi?

Xin chào các bạn, hôm nay Hà xin chia sẻ một tình huống mà ai cũng đã, đang và sẽ gặp rất nhiều trong cuộc sống, đó là khi bạn đi ăn, cafe, uống nước… với công ty, bạn bè, người thân… thì ai nên đứng ra thanh toán và sau đó có nên chia tiền không và nên chia tiền như thế nào cho hợp lý để không gây tranh cãi cho tất cả mọi người.

1.Mục đích của buổi đi ăn, cafe là gì?

Đây chính là yếu tố quan trọng nhất để quyết định ai sẽ là người thanh toán hóa đơn của bữa ăn, cafe đó. Chúng ta cần xác định được mục đích của buổi đi ăn, cafe… là gì? Ví dụ là bạn của bạn rủ đi tiếp khách cùng để bàn công việc gì đó cho bạn ấy, hoặc bạn của bạn cần nhờ ai đó việc gì, mời đi ăn để cám ơn ai đó… và nhóm bạn chỉ là đi cùng để tiếp chuyện.

Trong tình huống này thì người thanh toán toàn bộ hóa đơn là người chủ trì mời bữa ăn, cafe đó bởi vì bạn hoặc nhóm bạn đi cùng là vì được người chủ trì này rủ đi và mục đích chính của bữa ăn, cafe… là để xử lý công việc cho người chủ trì này. Bạn hoặc nhóm bạn chỉ là được rủ đi cùng để tiếp chuyện trong cuộc vui.

Còn nếu bữa ăn, cafe… không có mục đích cụ thể cho bất cứ cá nhân nào, mà chỉ là bạn bè gặp mặt, hoặc anh em bạn bè rủ nhau đi tán gẫu, chém gió… thì chúng ta cần xem xét tới yếu tố số 2 bên dưới.

2.Giá trị của bữa ăn, cafe đó là bao nhiêu?

Yếu tố này chỉ cân nhắc khi buổi gặp mặt không có mục đích cụ thể cho bất kỳ cá nhân nào (ví dụ đi ăn uống chỉ để tán gẫu, xả stress, bia rượu giải khát cho mát…), hay nói cách khác vai trò của tất cả các thành viên là bình đẳng như nhau, không ai nhờ ai việc gì. Thế thì chúng ta cần xem xét đến giá trị của hóa đơn khi thanh toán.

  • Hóa đơn giá trị nhỏ (dưới 200 nghìn) hoặc nếu chia theo số người tham gia thì mỗi người chưa tới 50 nghìn: Trong tình huống này người có kinh tế mạnh nhất nên là người đứng ra thanh toán, không nên chia đều vì số tiền khá nhỏ sẽ khiến mọi người ngượng. Sau đó trong các buổi gặp mặt lần 2, 3 thì người có kinh tế mạnh thứ 2, thứ 3 nên đứng ra thanh toán như một phép lịch sự. Còn nếu trong nhóm mọi người có kinh tế tương đương nhau, thì bất cứ ai đứng ra thanh toán đều được, càng không nên chia đều, sau đó trong các lần gặp mặt sau mọi người nên tự hiểu là sẽ đến phiên người khác thanh toán toàn bộ nếu hóa đơn giá trị nhỏ.
  • Hóa đơn có giá trị lớn: Nếu là đi ăn gia đình thì một người có thể đứng lên thanh toán toàn bộ hóa đơn. Còn nếu là đi ăn, cafe với bạn bè, đồng nghiệp… thì nên chia đều vì ai cũng bình đẳng, cũng phải đi làm, cũng đã có thu nhập, cũng có cuộc sống riêng, mối lo toan riêng như ai. Tuy nhiên vẫn cần một người sẽ đứng ra thanh toán, sau đó chia đều cho tất cả mọi người. Người đó là người nào thì liên quan đến yếu tố số 3 bên dưới.

3.Mối quan hệ giữa các thành viên tham gia?

Trong một buổi gặp mặt bao giờ sẽ có 2 nhóm thành viên:

  • Nhóm 1: Những người đã quen biết nhau từ trước, đã có thông tin liên lạc của nhau. Ví dụ trong buổi đó có 3 bạn A1,A2,A3 đã quen biết nhau trước đó.
  • Nhóm 2: Do một vài người trong nhóm 1 dẫn đi theo. Như bạn A1 dẫn theo bạn gái B1, bạn A2 dẫn theo bạn học B2, B3.

Trong tình huống này một trong số những người trong nhóm 1 nên đứng ra thanh toán. Sau đó gửi thông tin thanh toán cho tất cả mọi người trong nhóm 1 để những người đó chủ động liên lạc với từng người mình dẫn theo và nhắc nhở mọi người thanh toán cho bữa ăn, cafe đó. Bởi vì bạn chủ chi đâu có thông tin liên lạc của tất cả những người trong nhóm 2 nên không thể liên lạc với họ được.

Như vậy là Hà đã tổng kết một số kinh nghiệm của mình trong việc chi tiêu, thanh toán khi đi ăn, cafe chung với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… sao cho hợp lý.

Bạn nên cân nhắc các yếu tố này để lựa chọn cách chia tiền phù hợp nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Nội dung bài viết