Về chúng tôi

Bài mới nhất

Pi Network

Cập nhật sách trắng Pi Coin 2021 với bổ sung mới – các chương mới phát hành năm 2021

Lưu ý: Các chương được bổ sung trong phiên bản sách trắng 2021 là một phần phụ lục của phiên bản sách trắng năm 2019. Sách trắng 2021 chỉ bổ sung thêm thông tin về việc ra mắt Mainnet của Pi Network, cùng với những thay đổi trong công thức tính phần thưởng khi khai thác Pi Coin.

Một số thuật ngữ chúng tôi sẽ giữ nguyên bằng tiếng anh để các bạn có thể dễ hiểu như sau:

  • Token = Mã thông báo hay 1 đơn vị tiền tệ để thanh toán, 1 token giống như 1 tờ tiền có mệnh giá 1000 VNĐ vậy.
  • Mainnet = Ngày ứng dụng chính thức đưa vào hoạt động, thanh toán, chuyển khoản qua lại giữa các tài khoản với nhau. Hiện tại ứng dụng Pi Network chỉ cho phép khai thác, giữ trong tài khoản của từng cá nhân chứ chưa chuyển khoản, trao đổi được với nhau.
  • Layer-1 = Các blockchain nền tảng, có khả năng xử lý, hoàn thiện các giao dịch trên blockchain của chính nó mà không cần mạng khác. Ví dụ ETH, NEO, EOS, SOL, NEAR…
  • Pioneer = 1 Cá nhân cài ứng dụng đào Pi trên điện thoại, máy tính.
  • KYC = xác thực danh tính của người dùng dựa trên CMND hoặc CCCD, giấy phép lái xe…

Mô hình phát hành và khai khác token Pi

Một token được thiết kế hợp lý, có sự tính toán cân nhắc kỹ lượng tất cả các yếu tố kinh tế (thu hút người dùng), kỹ thuật (phát triển ứng dụng, tiện ích) là vô cùng quan trọng trong sự thành công của một dự án tiền điện tử. Token đó vừa phải có khả năng khuyến khích, tạo động lực để thu hút nhiều người mới tham gia, sử dụng hệ thống; vừa có thể thu hút các công ty sử dụng để xây dựng các ứng dụng, tiện ích của họ… tạo nên một hệ sinh thái đa dạng, lấy đó làm nền tảng để phát triển thành một hệ sinh thái thành công, bền vững. Lựa chọn và ưu tiên yếu tố nào hơn là tùy vào từng giai đoạn và tùy mục đích từng dự án. Có dự án ưu tiên tăng trưởng người dùng trước, nhưng có dự án lại ưu tiên tăng trưởng các tiện ích, ứng dụng trước tiên. Có dự án thu hút người dùng biết đến bằng các hình thức đầu cơ, tăng giảm giá token không theo quy luật nào, có dự án lại thu hút người dùng bằng cách phát triển nhiều tiện ích, ứng dụng đa dạng…

Chương này sẽ đề cập đến tổng số token Pi được phát hành (tổng cung), cách mà người dùng có thể khai thác Pi trong từng giai đoạn khác nhau của dự án; định hướng xây dựng và phát triển Pi Network dựa trên sự đa dạng của các tiện ích – nghĩa là dự án thu hút người dùng vào hệ sinh thái bằng các ứng dụng, tiện ích đa dạng trên nhiều lĩnh vực.

Lưu ý Pi là tiền điện tử Layer-1 chạy trên hệ thống blockchain riêng của nó.

Tổng nguồn cung của token Pi

Tầm nhìn của mạng lưới Pi Network là xây dựng một hệ sinh thái phong phú, đa dạng trên tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống, có thể sử dụng ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tất cả đều hoạt động dựa trên đồng tiền điện tử Pi và nó sẽ thành đồng tiền số được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Để thực hiện được tầm nhìn này, ưu tiên quan trọng nhất là phát triển được số lượng lớn người sử dụng Pi ở khắp mọi nơi trên thế giới trong khi vẫn duy trì được tốc độ, bảo mật và cơ sở hạ tầng của nền tảng; song song đó là khuyến khích các công ty hợp tác, phát triển các tiện ích, ứng dụng đa dạng để hướng tới các mục tiêu lớn hơn trong tương lai.

Giai đoạn trước mainnet: tập trung vào tăng trưởng số lượng người dùng và làm cho Pi Network dễ dàng tiếp cận với mọi người trên thế giới.

Giai đoạn mainnet: thưởng cho những người có đóng góp to lớn cho sự phát triển của hệ thống – hay còn gọi là các Pioneer – và liên kết, xây dựng các tiện ích, ứng dụng đa dạng dựa trên nền tảng tiền điện tử Pi.

Tổng cung trước mainnet

Trong giai đoạn đầu, trọng tâm của Pi Network là phát triển hạ tầng và bảo mật hệ thống để có thể đáp ứng được số lượng lớn người dùng trong tương lai. Song song với đó là thu hút được một lượng lớn người dùng trên toàn cầu tham gia vào hệ sinh thái để thực hiện tầm nhìn biến tiền điện tử Pi thành đồng tiền được biết đến rộng rãi nhất trên thế giới.

Mạng lưới Pi sử dụng thuật toán đồng thuận có tên giao thức đồng thuận Stellar (SCP – Stellar Consensus Protocol), thông tin được tổng hợp từ vòng tròn bảo mật của từng người cài ứng dụng Pi (hay gọi là Pioneer). Do đó, việc quan trọng là phải khuyến khích mọi người tham gia, xây dựng, hình thành các vòng tròn bảo mật của riêng mình bằng việc cấp cho họ một phần thưởng dưới dạng token Pi trong giai đoạn trước mainnet. Tuy nhiên để không gây ra lạm phát token Pi trong tương lai, hệ thống đã được thiết kế để giảm 1 nửa phần thưởng khi quy mô người tham gia tăng gấp 10 lần. Hiện tại hệ thống có hơn 45 triệu người dùng và sự kiện giảm 1 nửa phần thưởng (halving) tiếp theo sẽ đến khi hệ sinh thái đạt cột mốc 100 triệu người tham gia. Ngoài ra hệ thống dự tính sẽ dừng hoàn toàn phần thưởng khi đạt tới số lượng người dùng nhất định (nhưng chưa đưa vào ứng dụng). Tuy nhiên Pi Network không giới hạn nguồn cung trước khi khởi chạy mainnet. Vì vậy tổng nguồn cung tối đa token Pi trước khi chạy mainnet là không xác định.

Bằng hình thức này, Pi Network đã xây dựng nên một cộng đồng với hơn 30 triệu người tham gia, hàng triệu vòng tròn bảo mật đan xen. Chỉ cần có một thiết bị di động cấu hình thấp, bất kỳ ai ở bất kỳ nơi nào trên thế giới cũng có thể dễ dàng tiếp cận, khai thác Pi mà không cần vốn, kiến thức về công nghệ. Làm như thế đã tránh được việc tập trung quá mức như Bitcoin và các loại tiền điện tử khác, khiến Pi Network trở thành một hệ sinh thái ngang hàng phi tập trung với số lượng người dùng đủ lớn để thu hút, hấp dẫn các công ty, nhà phát triển xây dựng ứng dụng, tiện ích cho hệ sinh thái.

Tổng cung sau khi mainnet

Phần thưởng khuyến khích khi giới thiệu người tham gia, phần thưởng khai thác vẫn sẽ duy trì sau khi mainnet nhưng sẽ có thêm nhiều hình thức đa dạng khác tùy thuộc vào các đóng góp khác nhau của mỗi cá nhân, điều này được giải thích rõ hơn trong phần Cơ chế Khai Thác bên dưới. Tuy nhiên do nguồn cung không xác định trong giai đoạn trước mainnet đã gây ra một số vấn đề cho giai đoạn mainnet như: số người khai thác vượt quá dự kiến của kế hoạch, phần thưởng quá nhiều hoặc quá ít cho các nhóm người dùng khác nhau (contributor, pioneer), những mục tiêu trong giai đoạn tiếp theo và cách khuyến khích, ưu đãi như thế nào để đạt được các mục tiêu này.

Việc số lượng người khai thác vượt quá dự kiến, ngay khi gần đạt cộc mốc 10 triệu người dùng vào tháng 10/2020, cộng đồng Pi Network đã thảo luận về việc nên giảm một nửa phần thưởng khai thác hay dừng hẳn hoạt động khai thác ở quy mô 10 triệu. Nếu tiếp tục phần thưởng khai thác như hiện tại sẽ gây ra lạm phát token Pi và ảnh hưởng đến việc phát triển các đối tác, ứng dụng, tiện ích trong tương lai. Tuy nhiên nếu dừng hoạt động khai thác sẽ gây ảnh hưởng đến việc thu hút người dùng mới tham gia vào hệ thống, làm giảm khả năng tiếp cận của Pi tới người dùng. Sau đó cộng đồng đã quyết định sẽ giảm 1 nửa phần thưởng khai thác khi số lượng người dùng đạt cộc mốc 10 triệu người.

Với quy mô hệ sinh thái Pi Network đã đạt cột mốc hơn 30 triệu như hiện tại, cộng đồng đã quyết định sau khi mainnet thì nguồn cung tối đa của token Pi là 100 tỷ. Điều này cho phép hệ sinh thái vẫn tăng trưởng số lượng người dùng, đồng thời cũng loại bỏ những lo ngại về việc tổng cung không giới hạn sẽ gây ra lạm phát phi mã token Pi trong tương lai.

Việc phân phối token Pi vẫn tuân theo nguyên tắc ban đầu trong sách trắng ngày 14/3/2019: cộng đồng Pi chiếm 80% và nhóm phát triển Pi Core chiếm 20% tổng số token Pi phát hành. Do đó với tổng nguồn cung tối đa là 100 tỷ, cộng đồng sẽ nhận được 80 tỷ token và nhóm phát triển Pi Network sẽ nhận được 20 tỷ token Pi. Tốc độ mở khóa token Pi cho nhóm phát triển sẽ tương đương với tốc độ khai thác Pi của cộng đồng.

Phân bổ token Pi

Biểu đồ phân phối trên cho thấy mạng lưới Pi network không huy động vốn từ nhà đầu tư hay bất cứ cộng đồng nào (ICO). Do đó bất kỳ ai kêu gọi bán, niêm yết token Pi trong cộng đồng đều là giả mạo. Token Pi được khai thác miễn phí bằng cách đóng góp cho hệ sinh thái, hơn nữa tất cả số token Pi đã khai thác chỉ có thể di chuyển, xác nhận bên trong ứng dụng Pi Network sau khi mainnet hoặc thông qua ví Pi của người dùng. Tất cả các trang web yêu cầu xác nhận Pi theo cách khác, không qua ứng dụng Pi Network đều là giả mạo.

80% token Pi phân bổ cho cộng đồng sẽ chia thành:

  • 65% sẽ được phân bổ cho người dùng đang khai thác Pi hàng ngày trong quá khứ và cả tương lai sau mainnet, tại địa chỉ ví GBQQRIQKS7XLMWTTRM2EPMTRLPUGQJDLEKCGNDIFGTBZG4GL5CHHJI25 trên mainnet.
  • 10% sẽ được dùng để tổ chức các hoạt động cộng đồng, xây dựng hệ sinh thái và được quản lý bởi tổ chức phi lợi nhuận Pi Foundation tại địa chỉ ví GDPDSLFVGEPX6FJKGZXSTJCPTSKKAI4KBHBAQCCKQDXISW3S5SJ6MGMS.
  • 5% sẽ dùng làm phần thưởng cho những người giới thiệu người dùng mới tham gia hệ thống, các nhà phát triển xây dựng tiện ích, ứng dụng cho hệ sinh thái tại địa chỉ ví GB7HLN74IIY6PENSHHBBJJXWV6IZQDELTBZNXXORDGTL75O4KC5CUXEV.

Bảng sau mô tả chi tiết việc phân bổ nguồn cung token Pi trong cộng đồng:

Nguồn phân bổSố lượng token Pi
(trong tổng số 80 tỷ)
Phần thưởng khai thác cho người dùng trước khi Mainnetgần 20 tỷ Pi
Phần thưởng khai thác cho người dùng sau khi Mainnetgần 45 tỷ Pi
Phần thưởng cho người giới thiệu, nhà phát triển ứng dụng, tiện ích5 tỷ Pi
Sử dụng tổ chức marketing, tổ chức sự kiện trong cộng đồng10 tỷ Pi

Cơ chế khai thác token Pi

Sau khi mainnet, hệ thống yêu cầu thêm các mục tiêu cao hơn là: phi tập trung, tiện ích đa dạng, hoạt động ổn định, phát triển lâu dài bên cạnh các mục tiêu trước đó: tăng trưởng người dùng, khép kín và bảo mật. Do đó cơ chế khai thác token Pi đã được thiết kế lại để đạt được tất cả các mục tiêu này bằng cách khuyến khích tất cả người dùng đóng góp cho tất cả các mục tiêu kể trên đều được phần thưởng xứng đáng. Dưới đây, chúng tôi sẽ mô tả lại công thức khai thác trước Mainnet, sau đó là những thay đổi trong công thức Mainnet. Công thức khai thác Mainnet bắt đầu có hiệu lực từ tháng 3 năm 2022.

Công thức khai thác Pi token trước Mainnet

Công thức khai thác token Pi trước mainnet được tính toán dựa trên tốc độ khai thác hàng giờ của mỗi người dùng và số lượng người họ giới thiệu tham gia vào hệ sinh thái Pi Network, cụ thể như sau:

M = I(B,S) + E(I), trong đó:

  • M: tổng tốc độ khai thác của người dùng Pioneer.
  • I: tốc độ khai thác của một Pioneer chưa tính phần thưởng giới thiệu người dùng mới.
  • B: tốc độ khai thác của hệ thống.
  • S: phần thưởng từ vòng tròn bảo mật.
  • E: phần thưởng do giới thiệu người dùng tham gia vào hệ thống.

Tốc độ khai thác của hệ thống (B) bắt đầu từ 3.1415926 Pi/h và sẽ giảm một nửa khi lượng người dùng tham gia tăng gấp 10 lần, tính từ 1000 người dùng đầu tiên. Tính tới thời điểm này đã có 5 lần tốc độ khai thác của hệ thống giảm 1 nửa như bảng bên dưới:

Cột mốc người dùng< 1,0001,00010,000100,0001,000,00010,000,000
Tốc độ khai thác của hệ thống3.141.570.780.390.190.1

Tiếp tục diễn giải công thức: I(B,S) = B + S(B)

  • S(B) = 0,2 x min(Sc,5) x B, trong đó min(Sc,5) là số lượng kết nối trong vòng tròn bảo mật của 1 Pioneer, tối đa là 5. Ví dụ 1 Pioneer có 7 người trong vòng tròn bảo mật thì min(Sc,5) = 5, Pioneer khác có 3 người trong vòng tròn bảo mật của mình thì min(Sc,5) = 3
  • E(I) = Ec x I(B,S) x 0,25, trong đó Ec là số lượng người dùng được bạn giới thiệu đang khai thác Pi token thời điểm đó.

Công thức trên có thể viết lại thành:

M = I + Ec x I x 0.25 = I x ( 1 + Ec x 0.25) = (B + 0.2 x min(Sc,5) x B) x ( 1 + Ec x 0.25) = B x ( 1 + 0.2 x min(Sc,5) ) x  ( 1 + Ec x 0.25) 

Công thức khai thác Pi token khi mainnet

Công thức mới mainnet được viết dưới đây khuyến khích tất cả đóng góp của tất cả người dùng trong hệ sinh thái Pi Network:

M = I(B,L,S) + E(I) + N(I) + A(I) + X(B)

Trong đó:

  • là tổng tốc độ khai thác của Pioneer.
  • I là tỷ lệ khai thác cơ bản của một Pioneer chưa tính các phần thưởng khác.
  • B là tốc độ khai thác của hệ thống
  • L là phần thưởng khi người dùng chọn tỷ lệ khóa token Pi trong một khoản thời gian nhất định.
  • S là phần thưởng từ vòng tròn bảo mật hợp lệ giống như giai đoạn trước khi mainnet.
  • E là phần thưởng do giới thiệu người dùng mới tham gia vào hệ sinh thái, được tính toán như trước khi mainnet.
  • N là phần thưởng nếu người dùng tham gia vai trò là một node của mạng lưới.
  • A là phần thưởng khi phát triển, sử dụng tiện ích trên nền tảng Pi Network trong tương lai.
  • X là phần thưởng cho những đóng góp khác cho hệ sinh thái trong tương lai, nó sẽ được xác định sau nhưng chắc chắn sẽ là một bội số của B.

Tóm tắt lại là S và E vẫn giữ nguyên cách tính như giai đoạn trước mainnet, ngoài ra nhóm phát triển đã đưa thêm các yếu tố L, N, A vào công thức hiện tại. Nói cách khác, hệ thống vẫn khuyến khích tăng trưởng người dùng thông qua E, chú trọng đến bảo mật hệ thống qua S, khuyến khích hệ thống phi tập trung thông qua N, khuyến khích sử dụng tiện ích thông qua A, khuyến khích khóa Pi token để đảm bảo việc đồng hành lâu dài của người dùng với hệ thống thông qua L. Cụ thể công thức được tính toán như sau:

I(B,L,S) = B + S(B) + L(B), trong đó:

  • S(B) = 0,2 x min(Sc,5) x B, trong đó Sc là số lượng người trong vòng tròn kết nối hợp lệ, tối đa là 5, cách tính như giai đoạn trước mainnet.
  • L(B) = Lt x Lp x log(N) x B, trong đó:
    • Lt là hệ số nhân phụ thuộc thời gian khóa, người dùng có thể thay đổi trên ứng dụng Pi Network của họ.
    • Lp là phần trăm số token Pi bạn muốn khóa trong tài khoản của bạn, tối đa là 200%
    • N là tổng số ngày bạn đã khai thác Pi (không tính phiên hiện tại).

Bạn có thể xem cách tính L(B) như ảnh bên dưới:

Tổng kết lại công thức tính tốc độ khai thác Pi token sau mainnet là:

M = I(B,L,S) + E(I) + N(I) + A(I) + X(B)
= I x (1 + E + N + A + X)
= (B + SB + LB) x (1 + E + N + A + X)
= (B + 0.2 x Sc x B + Lt x Lp x log(N) x B) x (1 + E + N + A + X)
= B x (1 + 0.2 x Sc + Lt x Lp x log(N)) x (1 + E + N + A + X)

Như đã trình bày ở trên, cách tính toán của S và E vẫn giữ nguyên như trong công thức khai thác trước Mainnet và sẽ không được giải thích thêm ở đây. Tiếp theo, chúng ta sẽ tập trung giải thích những thay đổi của B, những thay đổi của I đến L, và sự bổ sung của N và A.

Tỷ lệ khai thác cơ bản toàn hệ thống

Không giống như khai thác ở giai đoạn trước mainnet, tỷ lệ khai thác cơ bản toàn hệ thống B trong giai đoạn mainnet sẽ được tính theo thời gian thực và được điều chỉnh linh hoạt dựa trên nguồn cung bị giới hạn mỗi năm. Khoảng thời gian điều chỉnh B có thể là hàng năm, hàng tháng, hàng ngày, hàng giờ, thậm chí chi tiết hơn dưới sự tính toán, giám sát cẩn thận của nhóm Pi Core Team.

Hiện tại nhóm phát triển đã quyết định tốc độ khai thác cơ bản của hệ thống B sẽ được điều chỉnh hàng tháng. Lần đầu tiên điều chỉnh theo công thức mới là vào 1/3/2022, tốc độ này luôn không đổi trong một tháng và sẽ được điều chỉnh lại vào ngày đầu tiên của tháng tiếp theo. Vào cuối mỗi tháng, nhóm Pi Core Team sẽ so sánh tổng số token Pi được khai thác thực tế với số Pi dự kiến có thể khai thác trong tháng đó để làm căn cứ hiệu chỉnh tốc độ B cho phù hợp.

Phần thưởng khóa

Công thức tính phần thưởng khóa như sau:

L(B) = Lt x Lp x log(N) x B

Trong đó: Lt là hệ số nhân phụ thuộc khoảng thời gian khóa token Pi của người dùng:

Thời gian02 tuần6 tháng1 năm3 năm
Lt00.10.512

Lp là tỷ lệ phần trăm token Pi bị khóa của người dùng:

% khóa0255090100150200
Lp00.250.50.91.01.52.0

log(N) là logarit tổng số ngày đã khai thác (N) của người dùng. Ảnh bên dưới minh họa trong ứng dụng Pi Network.

Phần thưởng khi sử dụng nhiều tiện ích trên Pi Network (A)

Ứng dụng Pi được hiểu là các tiện ích, dApps mà người dùng có thể sử dụng thông qua Pi Browser.

Người dùng khai thác token Pi sẽ có thêm phần thưởng khi sử dụng các tiện ích, ứng dụng thông qua trình duyệt Pi, bao gồm cả những ứng dụng sẵn có trong hệ sinh thái và các ứng dụng do các công ty, đối tác phát triển được kết nối với Pi Network. Phần thưởng dạng này sẽ giúp phát triển hệ sinh thái theo 2 cách:

Một là, giúp thu hút các nhà phát triển tiện ích bởi họ sẽ có được lượng lớn người sử dụng đông đảo, sẵn sàng dùng, kiểm tra, thử nghiệm các tiện ích, ứng dụng của họ. Từ đó sẽ có căn cứ để cải thiện sản phẩm, phát triển marketing để quảng bá hơn nữa tới cộng đồng Pi nói riêng và bên ngoài thế giới nói chung.

Hai là, khi số lần truy cập tiện ích, ứng dụng tăng lên sẽ thúc đẩy việc chi tiêu bằng token Pi tăng lên.

Công thức thưởng khi sử dụng ứng dụng Pi như sau:

Trong đó:

  • time_spent_per_app_yesterday_in_seconds: đây là thời gian tính bằng giây mà người dùng sử dụng 01 tiện ích vào ngày hôm trước.
  • Σ_across_apps: là tổng tất cả logarit của time_spent_per_app_yesterday_in_seconds tính trên tất cả tiện ích, ứng dụng.
  • avg_daily_time_spent_across_apps_last_*_days/year là thời gian trung bình hàng ngày tính bằng giây mà Pioneer dành cho tất cả các ứng dụng Pi được tổng hợp trong khoảng thời gian * vừa qua.
  • Lưu ý rằng khi bất kỳ hàm logarit nào trả về giá trị không xác định hoặc giá trị dưới 0 (nghĩa là khi đầu vào của hàm logarit nhỏ hơn 1), công thức sẽ đặt lại giá trị của hàm logarit về 0 để tránh phần thưởng khai thác thành 1 số âm hoặc gây lỗi trong hệ thống. 

Tóm lại, công thức tặng thưởng khi sử dụng ứng dụng tính đến hai yếu tố: thời gian sử dụng ứng dụng và số lượng tiện ích được sử dụng. Đồng thời nó vẫn ghi nhận lịch sử sử dụng ứng dụng trong thời gian dài và giới hạn phần thưởng bằng hàm logarit để tránh bị lạm phát.

Phần thưởng với vai trò Node

Cũng như bất kỳ hệ thống blockchain nào, Node là trọng tâm của mục tiêu phi tập trung hệ thống Pi Network. Trong Pi, bất kỳ người dùng nào có máy tính kết nối Internet đều có thể đăng ký để trở thành 1 Node. Nhiệm vụ của các node là xác thực các giao dịch và tạo các khối trong hệ thống blockchain. Vì vậy những người vận hành Node sẽ nhận được thêm phần thưởng trong quá trình khai thác token Pi của họ. Công thức được tính như sau:

N(I) = node_factor x tune_factor x I
  • Node_factor = Percent_uptime_last_1_days x (Uptime_factor + Port_open_factor + CPU_factor), trong đó:
    • Uptime_factor = (Percent_uptime_last_90_days + 1.5 x Percent_uptime_last_360_days(360-90) + 2 x Percent_uptime_last_2_years + 3 x Percent_uptime_last_10_years),
    • Port_open_factor = 1 + percent_ports_open_last_90_days + 1.5 x percent_ports_open_last_360_days + 2 x percent_ports_open_last_2_years + 3 x percent_ports_open_last_10_years,
    • CPU_factor = (1 + avg_CPU_count_last_90_days + 1.5 x avg_CPU_count_last_360_days + 2 x avg_CPU_count_last_2_years + 3 x avg_CPU_count_last_10_years)/4.
    • Percent_uptime_last_*_days/year là tỷ lệ phần trăm thời gian mà 1 Node hoạt động trong khoảng thời gian *. 
    • Percent_ports_open_last_*_days/years là tỷ lệ phần trăm thời gian mà các cổng của Node được mở để kết nối đến hệ thống trong khoảng thời gian *.
    • avg_CPU_count_last_*_days/year là số lượng CPU trung bình mà Node sử dụng để chạy blockchain trong khoảng thời gian *. 
  • Tuning_factor là một số từ 0 đến 10, được sử dụng để điều chỉnh phần thưởng Node trong trường hợp phần thưởng đang khá nhỏ. Mục đích chính của hệ số điều chỉnh là để khuyến khích mọi người chạy Node cho hệ thống Pi cũng sẽ được phần thưởng ngang bằng với các đóng góp khác cho hệ sinh thái.

Ảnh hưởng của KYC đối với phần thưởng Mainnet

Sau khi mainnet, nhóm phát triển Pi Core Team dự kiến bắt buộc tất cả người dùng phải tiến hành KYC trong vòng 6 tháng từ lúc có thông báo. Chỉ có số token Pi đã được KYC mới có thể chuyển sang mainnet và sử dụng để thanh toán trong các tiện ích trên Pi Browser. Số token Pi chưa được KYC sẽ bị thu hồi và tiếp tục sử dụng làm phần thưởng cho các đóng góp trong hệ sinh thái Pi Network.

Nếu một người chưa KYC trong khoảng thời gian 6 tháng đó, họ sẽ gây ảnh hưởng tới số Pi của những người trong vòng tròn bảo mật, ảnh hưởng tới phần thưởng Pi của người giới thiệu họ vào hệ thống. Tuy nhiên khoảng thời gian 6 tháng mới chỉ là kế hoạch dự kiến, chúng tôi vẫn chưa áp dụng nó ngay sau mainnet. Khi nào kế hoạch này chính thức triển khai, nó sẽ được thông báo rộng rãi tới cộng đồng.

Lộ trình Pi Network

Có ba giai đoạn chính trong quá trình phát triển của hệ thống Pi Network: (1) Beta, (2) Testnet và (3) Mainnet.

Giai đoạn 1: Beta

Những thành tựu chính đã đạt được trong giai đoạn Beta: 

  • Ứng dụng di động Pi Network đã hoàn thành và có thể truy cập được thông qua iOS App Store và Google Play store.
  • Pi Network đã tăng từ 0 lên hơn 3.5 triệu người dùng tham gia hệ thống. 
  • Cộng đồng Pi Network tích cực tham gia vào dự án thông qua chức năng trò chuyện và tương tác trên ứng dụng.
  • Pi Network đã vươn tới 233 quốc gia và khu vực trên thế giới.

Giai đoạn 2: Mạng thử nghiệm Testnet

Giai đoạn này bắt đầu từ 14/3/2020 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình chuyển đổi Pi Network thành một hệ thống phi tập trung. Hệ thống Testnet chính thức hoạt động với các Node được phân tán ở khắp nơi trên thế giới. Phần mềm Node của Pi Network cho phép các máy tính cá nhân hỗ trợ chạy Pi Testnet bằng đồng Test-Pi. Token Test-Pi chỉ sử dụng cho mục đích thử nghiệm và không liên quan đến số dư tài khoản của Pioneer trên ứng dụng Pi. Pi Testnet đã đạt hơn 10.000 Node công khai với đầy đủ chức năng và hơn 100.000 Node đang trong danh sách chờ.

Pi Testnet cho phép kiểm tra khả năng kết nối, hiệu suất, bảo mật và khả năng mở rộng của blockchain, đồng thời cho phép các nhà phát triển ứng dụng Pi thử nghiệm ứng dụng của họ trước khi họ có thể triển khai ứng dụng của mình trên Mainnet. Trong giai đoạn Testnet, 3 chiến lược chính đã được áp dụng: (1) phi tập trung thông qua Node Testnet, (2) tăng trưởng người dùng cho ứng dụng chính thức Pi và (3) tạo tiện ích thông qua trình duyệt Pi Browser. Testnet chạy song song với ứng dụng khai thác Pi chính thức từ giai đoạn 1 và cho phép truy cập từ các Node cộng đồng để phi tập trung ngay từ đầu nhằm mục đích chuẩn bị sẵn sàng cho Mainnet.

Những thành tựu đã đạt được trong giai đoạn Testnet: 

  • Nhiều phiên bản của phần mềm Node đã được phát hành.
  • Nền tảng Pi được phát hành cùng lúc với các chức năng chính trong hệ sinh thái: Ví, Trình duyệt, Sáng kiến và các công cụ dành cho nhà phát triển.
  • Phiên bản thử nghiệm của ứng dụng KYC đã được giới thiệu trên Pi Browser.
  • Dự án đã tổ chức Hackathon trực tuyến đầu tiên trên toàn thế giới với hàng nghìn người tham gia từ cộng đồng Pioneer. 
  • Pi Network đã tăng lên hơn 30 triệu Pioneer tham gia; từ 0 đến hơn 10.000 Node công khai đầy đủ chức năng và hơn 100.000 Node trong danh sách chờ.
  • Pi Network đã vươn tới hầu hết các quốc gia và khu vực trên thế giới.

Giai đoạn 3: Mainnet

Từ tháng 12 năm 2021, Mainnet của chuỗi khối Pi sẽ đi vào hoạt động. Quá trình di chuyển số dư của Pioneer từ tài khoản điện thoại của họ sang Mainnet bắt đầu trong giai đoạn này. Người dùng cần xác thực KYC trước khi di chuyển số dư của họ sang Mainnet. Để có đủ thời gian cho hàng triệu Pioneer hoàn thành xác minh KYC của họ, đồng thời có thời gian để các nhà phát triển xây dựng các tiện ích trong hệ sinh thái Pi, tiếp tục cải tiến công nghệ, đóng góp thêm vào hệ sinh thái của chúng tôi, Mainnet sẽ có hai giai đoạn: 

  1. Giai đoạn 1: Mainnet nội bộ (khép kín, người dùng chỉ trao đổi với nhau thông qua ứng dụng Pi).
  2. Giai đoạn 2: Mainnet công khai (cho phép kết nối với các blockchain khác).

Giai đoạn Mainnet nội bộ

Giai đoạn này sẽ bắt đầu vào tháng 12 năm 2021. Giai đoạn nội bộ có nghĩa là mainnet đang hoạt động nhưng không có kết nối với bất kỳ blockchain khác, không có sàn giao dịch, không hỗ trợ bất kỳ API nào cho các ứng dụng bên ngoài hệ thống Pi Network. Nhưng người dùng có thể KYC và chuyển token Pi của họ lên mainnet. Tất cả token Pi trên mainnet đều có thể được sử dụng tùy thuộc mục đích của Pioneer như mua hàng hóa, dịch vụ; chuyển tiền cho Pioneer khác hoặc khóa lại để tăng tốc độ khai thác token Pi cho họ… Tuy nhiên tất cả đều chỉ hoạt động thông qua ứng dụng Pi network và Pi Browser, không có kết nối với bất kỳ blockchain, sàn giao dịch… bên ngoài.

Ưu điểm của phương pháp tiếp cận thông qua 2 giai đoạn mainnet
  • Có thêm thời gian để hàng triệu Pioneer có thể hoàn thành việc KYC tài khoản Pi của mình mà không gây quá tải hệ thống.
  • Có thêm thời gian để xây dựng các ứng dụng, tiện ích đa dạng trong hệ sinh thái Pi Browser.
  • Có thêm thời gian để chuyển các ứng dụng, tiện ích (dapps) từ Testnet sang Mainnet.
  • Có thời gian sửa đổi, cải tiến mã nguồn, hệ thống trước khi chính thức mở hoàn toàn Pi Network với các blockchain khác.

Khoảng thời gian trong giai đoạn mainnet nội bộ cho phép tất cả mọi người khai thác Pi có thể KYC và chuyển số dư Pi của họ sang mainnet. Do mới chỉ có một phần nhỏ Pioneer đã hoàn thành KYC trước khi ra mắt mainnet, nên nếu chuyển trực tiếp từ Testnet sang giai đoạn Mainnet công khai, những người dùng đã được KYC có thể sử dụng token Pi của họ bên ngoài hệ sinh thái như trên các sàn giao dịch, thanh toán trên Amazon, Google, Paypal… trong khi còn hàng triệu người dùng khác vẫn đang trong danh sách chờ đến lượt được xác thực KYC. Như vậy sẽ không công bằng đối với toàn bộ cộng đồng Pioneer. Tốc độ để 1 Pioneer có thể hoàn thành KYC của họ phụ thuộc vào số lượng người đóng vai trò xác thực ở quốc gia đó và thời gian tham gia khai thác token Pi của họ.

Vì thế nếu có giai đoạn Mainnet nội bộ, tất cả các Pioneer sẽ có thời gian hoàn thành KYC và có thể sử dụng token Pi trên các nền tảng khác bên ngoài Pi Browser (sàn giao dịch, amazon…) cùng lúc trong giai đoạn Mainnet công khai.

Hơn nữa giai đoạn Mainnet nội bộ chạy hoàn toàn với token Pi thực, giao dịch thực, xác thực blockchain, sản xuất khối blockchain thực, khác hoàn toàn với giai đoạn Testnet (chỉ dùng token Test-π). Dữ liệu sử dụng trong giai đoạn này sẽ giúp nhóm phát triển Pi Core Team thống kê, hiệu chỉnh công thức khai thác, giao dịch, xác thực… nếu cần thiết để đảm bảo sự ổn định, thành công khi Mainnet công khai.

Xác thực KYC và chuyển số dư sang Mainnet

Xác thực danh tính (viết tắt là KYC) là một quy trình xác minh danh tính để phân biệt tài khoản thật với tài khoản giả. Hệ sinh thái Pi có chính sách nghiêm ngặt là mỗi người chỉ sở hữu một tài khoản Pi Network. Chỉ những tài khoản đã KYC mới có thể chuyển số token Pi của họ sang mainnet. Đồng thời số phần thưởng Pi tạo ra từ các tài khoản đã KYC đó mới có thể chuyển sang mainnet. Việc KYC của người dùng, KYC của người mà họ giới thiệu tham gia hệ thống, KYC của những người trong vòng tròn bảo mật đều ảnh hưởng tới số Pi của họ khi di chuyển sang mainnet.

Để dễ hiểu hơn, chúng tôi định nghĩa các khái niệm khác nhau về số dư Pi như sau:

  • Số dư trên ứng dụng di độngToàn bộ số dư Pi hiển thị trong ứng dụng di động Pi Network.
  • Số dư có thể chuyển MainnetSố token Pi được phép chuyển sang Mainnet vì Pioneer và các cá nhân liên quan đến họ trong nhóm giới thiệu, vòng tròn bảo mật đã vượt qua KYC.
  • Số dư đã di chuyển MainnetSố dư đã được Pioneer chuyển sang Mainnet, có thể sử dụng trong Pi Browser.

Một ví dụ cụ thể, giả sử người dùng A là chủ sở hữu tài khoản Pi muốn chuyển số Pi trên ứng dụng di động Pi Network của mình. Pioneer A sẽ chỉ được phép chuyển bất kỳ token Pi nào sang Mainnet khi danh tính của họ được xác minh, tức là khi họ đã vượt qua KYC. Giả sử Pioneer này có một số người dùng B, CE trong nhóm giới thiệu và người dùng D, EG trong vòng tròn bảo mật của họ. Hiện tại, chỉ có người dùng ABvà đã hoàn tất xác minh KYC của mình. Tóm tắt:

  • là 1 Pioneer (người dùng) đã vượt qua KYC.
  • B, CD, E nằm trong nhóm giới thiệu của A.
  • D, E, F, G nằm trong vòng tròn bảo mật của A.
  • ABvà đã vượt qua KYC.

Như vậy số dư người dùng A có thể chuyển sang Mainnet của họ là tổng của tất cả token Pi tạo ra từ:

  • Phần thưởng tự khai thác token Pi của họ: do người dùng này đã KYC.
  • Phần thưởng cho cộng tác viên (Contributor): Chỉ những token Pi tạo ra do D, F đóng góp vào tốc độ khai thác của A với vài trò là thành viên trong vòng tròn bảo mật của A mới có thể chuyển sang mainnet vì D, F đã được KYC; còn E, G thì chưa.
  • Phần thưởng cho đại sứ (Ambassador): Chỉ những token Pi tạo ra do B, D đóng góp vào tốc độ khai thác của A với vài trò là người dùng được A giới thiệu tham gia Pi Network mới có thể chuyển sang mainnet vì B, D đã được KYC; còn C, E thì chưa KYC.

Khi các thành viên khác trong vòng tròn giới thiệu và vòng tròn bảo mật của người dùng A (tức là C, E G) vượt qua KYC, sẽ có thêm nhiều token Pi được tạo thành do đóng góp của C, E, G vào công thức khai thác của A trở thành số token Pi có thể chuyển sang mainnet để trở thành số dư mainnet của A.

Trong giai đoạn Mainnet nội bộ, mọi token Pi của người dùng chưa trở thành số dư Pi có thể chuyển sang mainnet sẽ vẫn giữ nguyên trên ứng dụng di động Pi Network của Pioneer đó. Đến khi bất kỳ ai trong vòng tròn giới thiệu và vòng tròn bảo mật vượt qua KYC, số token Pi tương ứng với đóng góp của họ cho Pioneer A sẽ có thể chuyển sang mainnet. Nếu một tài khoản không bao giờ vượt qua KYC, số token Pi tạo thành từ tài khoản này sẽ hết hạn vào một thời gian cụ thể sau khi kết thúc giai đoạn mainnet nội bộ (thời gian này chưa được xác định và sẽ có thông báo tới cộng đồng sau). Tất cả số token Pi chưa được xác minh do thiếu KYC sẽ không được tự động chuyển sang mainnet, mà được phân bổ trở lại cộng đồng dưới dạng nguồn cung cho hoạt động khai thác để những Pioneer đã KYC có thể tiếp tục khai thác chúng.

Những hạn chế trong giai đoạn mainnet nội bộ

Mặc dù các giao dịch giữa những người dùng Pi với nhau và với các ứng dụng trên Pi Browser vẫn được thực hiện trong giai đoạn mainnet nội bộ, nhưng giai đoạn này cũng có một số hạn chế do tính chất khép kín của nó:

  • Sẽ không có kết nối giữa token Pi, Pi Network với các blockchain hoặc sàn giao dịch tiền điện tử khác.
  • Mainnet chỉ có thể truy cập thông qua Pi Wallet và các ứng dụng Pi trên Pi Browser.
  • Blockchain của Pi giới hạn chỉ một số máy tính được cấp quyền truy cập mới có thể truy cập, đọc, xác thực giao dịch trong hệ thống Pi Network.
  • Chỉ một số Node được nhóm Pi Core Team xác nhận mới có thể hoạt động.

Trong giai đoạn này, các giao dịch Pioneer-to-Pioneer, Pioneer-to-App và App-to-Pioneer dưới đây sẽ được cho phép:

  • Trao đổi Pi lấy hàng hóa và dịch vụ thông qua ứng dụng Pi trên điện thoại.
  • Chuyển Pi giữa các Pioneers với mục đích liên quan đến hàng hóa và dịch vụ.

Những giao dịch sau sẽ bị cấm:

  • Trao đổi token Pi để lấy tiền mặt.
  • Trao đổi Pi để lấy các loại tiền điện tử khác.
  • Chuyển đổi Pi để nhận được lời hứa trong tương lai về tiền mặt hoặc các loại tiền điện tử khác.

Chúng tôi sẽ thực hiện các quy tắc trên bằng cách thêm một bộ quy tắc, điều kiện vào trong mainnet khi giao dịch và được giám sát thông qua mạng lưới Node của nhóm nhà phát triển Pi Core Team.

Giai đoạn Mainnet công khai

Tùy thuộc vào mức độ phát triển, ổn định của hệ sinh thái trong giai đoạn Mainnet nội bộ và tiến độ KYC của tất cả các Pioneer, giai đoạn mainnet công khai có thể bắt đầu vào ngày Pi (14/3/2022), Ngày Pi2 (28/6/2022) hoặc muộn hơn. Thời kỳ mạng công khai có nghĩa là mọi hạn chế, giới hạn kết nối trong mainnet sẽ bị xóa, cho phép tất cả các kết nối từ bên ngoài như từ các blockchain khác, các Ví khác, sàn giao dịch và bất kỳ ai muốn kết nối với Pi Mainnet. Các API sử dụng để truy cập hệ thống sẽ không bị hạn chế và bất kỳ ai cũng có thể gọi dịch vụ API và chạy các Node của riêng họ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Nội dung bài viết